Giai đoạn 1: Bắt chước
Đây là giai đoạn đầu tiên mà ai cũng từng trải qua; nhờ có giai đoạn này mà chúng ta học cách sinh sống, tồn tại và tự điều khiển bản thân sau này. Nó bắt đầu khi chúng ta đến với thế giới này trong hình hài của những đứa trẻ sơ sinh: nhỏ bé, yếu ớt, không thể sinh tồn nếu không có sự giúp đỡ từ người khác. Dần dần, chúng ta trưởng thành bằng cách quan sát và bắt chước những hành động của những người ở xung quanh.
Đầu tiên, chúng ta sẽ học đi và học nói, sau đó hình thành kỹ năng giao tiếp xã hội theo đúng như cách mà chúng ta thấy người khác làm. Cuối cùng, chúng ta tiếp thu những chuẩn mực xã hội và cố gắng điều chỉnh hành động phù hợp với chuẩn mực đó ở thời điểm trước khi bước vào tuổi dậy thì.
Trong suốt giai đoạn này, những người đã trưởng thành sẽ được coi là “hình mẫu” để chúng ta – những đứa trẻ noi theo và học cách lớn lên, có thể độc lập và tự ra quyết định. Thế nhưng, đâu phải tất cả những “hình mẫu” xung quanh đều là tốt đẹp. Thay vì ủng hộ chúng ta, họ đàn áp chúng ta vì sự cá nhân hóa đó.
Kết quả là chúng ta sẽ không bao giờ học được cách làm chủ bản thân, làm chủ cuộc sống mà sẽ vĩnh viễn tồn tại và bắt chước theo những hành động của mọi người xung quanh để tránh bị đánh giá.
Thông thường giai đoạn đầu tiên này sẽ kéo dài đến cuối thời niên thiếu. Một số người sẽ mắc kẹt trong giai đoạn này mãi sau khi họ đã trưởng thành, thậm chí có người phải đến những năm trung niên mới nhận ra họ chưa bao giờ thực sự sống cho bản thân mà chỉ sống vì cái nhìn của người khác.
Như vậy, với giai đoạn đầu tiên – giai đoạn bắt chước giống như một cuộc kiếm tìm sự thừa nhận mà không hề tồn tại suy nghĩ hay giá trị cá nhân. Chúng ta sống theo chuẩn mực và mong muốn của xã hội; nhưng đồng thời phải đủ mạnh mẽ để hành động đi ngược lại với những chuẩn mực, mong muốn đó khi cần thiết. Kết quả của giai đoạn này chính là hình thành chủ kiến và hành động vì chính bản thân.